Các dạng đề đọc hiểu 読解 N2:
+ 内容理解(短文): Đọc đoạn văn ngắn và trả lời 1 câu hỏi: 5 bài (≈ 200 chữ) (2 phút/bài -> tổng là 10 phút)
+ 内容理解(中文): Đọc đoạn văn tầm trung và trả lời 3 câu hỏi: 3 bài (≈ 500 chữ) (6 phút/bài -> tổng là 18 phút)
+ 統合理解 :Có 2 đến 3 đoạn văn, nhiệm vụ là đọc và so sánh giữa 2 đoạn để trả lời 2 câu hỏi: 1 bài (tổng cộng ≈ 600 chữ) (10 phút)
+ 主張理解(長文): Đọc đoạn văn dài và trả lời 3 câu hỏi: 1 bài (≈ 900 chữ) (10 phút)
+ 情報検索: Xem 1 tờ quảng cáo hoặc 1 bài báo, tạp chí, trích xuất thông tin từ đó để trả lời 2 câu hỏi: 1 bài (8 – 10 phút)
Luyện đọc N2 hiệu quả với 12 mẹo nhỏ thần thánh
Và 12 mẹo nhỏ thần thánh để chiến thắng Đọc hiểu trước Kì thi JLPT N2 là gì?
Mẹo số 1: Hãy đọc kỹ phần nội dung ngay trước và sau phần gạch dưới của câu hỏi, bạn sẽ tìm ra được câu trả lời nhanh nhất.
Mẹo số 2: Cần xem kỹ nội dung nếu xuất hiện dạng câu nghi vấn phủ định “Chẳng phải là…hay sao?”. Bởi “Chẳng phải là A hay sao?” có thể được xem như là cách diễn đạt thể hiện ý kiến của bản thân mình một cách chừng mực, có nghĩa là “Tôi nghĩ là A đấy”
Mẹo số 3: Nếu có xuất hiện từ nối mang nghĩa trái ngược như từ ‘tuy nhiên” thì đoạn văn ngay sau những từ này thường có nội dung rất quan trọng. Bởi thông thường, đó chính là đáp án (nội dung chính) đấy.
Mẹo số 4: Hãy xem qua những thông tin mấu chốt (như là tiêu đề, từ vựng được chú thích bên dưới đoạn văn…) khoảng 1 đến 2 giây trước khi đọc. Hiểu được chủ đề đoạn văn, bạn sẽ cải thiện khả năng lí giải vấn đề của chính mình.
Mẹo số 5: Chú ý những đoạn chứa những từ như: chắc chắn là, nhất định là, chẳng phải là,… để nắm được chính xác ý quan điểm, ý kiến của tác giả
Mẹo số 6: Chú ý đoạn văn có dạng định nghĩa (~ nghĩa là ~)
Mẹo số 7: Chú ý những cách diễn đạt bằng ví dụ.
Mẹo số 8: Những từ được lặp lại nhiều lần chính là từ khóa. Hãy xem kỹ những từ này.
Mẹo số 9: Câu hỏi dạng đúng-sai thì cần nắm bắt được phần viết sai không phải đáp án
Mẹo số 10: Câu hỏi dạng điền liên từ thì cần tìm ra nội dung có ý nghĩa liên quan ngay phía sau nó.
Mẹo số 11: Nếu gặp cách diễn đạt ‘B chứ không phải A’, ‘thà là B hơn là A’, ‘B hơn A’, ‘B đúng hơn là A’ thì nên xem kỹ B
Mẹo số 12: Chú ý những cách diễn đạt được lặp lại nhiều lần bởi đó là trọng tâm quan điểm của tác giả.
Hi vọng bài viết này sẽ tiếp thêm cho bạn động lực để hoàn thành Kì thi JLPT N2 sắp tới ? Hãy cùng nhau cố gắng luyện thêm nhiều giáo trình luyện thi tiếng Nhật N2 tại Tủ sách tiếng Nhật để học tập hiệu quả hơn nha!